Change background image
Forum Trường THPT Văn Chấn - Yên Bái


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Wed Jun 09, 2010 2:56 am
avatar
avatar

Admin  Diễn Đàn Vc2S

Câu 1: Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng:
- Năm 1919, Người gửi bản “Yêu sách 8 điểm” tới Hội nghị Véc-xây, đòi quyền tự quyết cho các dân tộc thuộc địa.
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Cuối năm 1920, Người tham dự Đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp; Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III); là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
- 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập “Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa” để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Năm 1922, ra tờ báo “Người cùng khổ”, viết nhiều bài trên báo Nhân đạo, Đời sống công nhân… viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”,… lên án chủ nghĩa đế quốc về cuộc sống ngột ngạt, đen tối các thuộc địa, vạch trần chính sách áp bức bóc lột vô nhân đạo của thực dân Pháp. Thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, nêu tấm gương sáng Cánh mạng Tháng Mười, Quốc tế Cộng sản. Mặc dù bị ngăn cấm nhưng vẫn bí mật truyền bá về trong nước.
- Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, nghiên cứu lý luận cách mạng, làm việc trong Quốc tế Cộng sản, viết nhiều bài trên báo Sự Thật, Thư tín quốc tế.
- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc dự và đọc tham luận tại Đại Hội V Quốc tế Cộng sản.
Các hoạt động trong thời gian từ 1921 đến 1924 của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu là trên mặt trận tư tưởng, chính trị bằng công tác tuyên truyền (viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, báo Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp). Người dốc sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước. Tuy trong thời gian này chưa thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam nhưng những tư tưởng của người là nền tảng tư tưởng của đảng sau này. Những tư tưởng đó là:
+ Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dân thuộc địa, chỉ có làm cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới giải phóng được giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
+ Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
+ Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin.
Về mặt tổ chức, khi về Quảng Châu, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng đang hoạt động ở đây. Người chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm Tâm xã và nhiều người khác trong nước ta, mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo họ trở thành cán bộ cách mạng, rồi đưa về nước hoạt động. Người đã sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội - tổ chức tiền thân của Đảng.
* Đứng ra hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Viết luận cương chính trị đầu tiên mang tính chất đúng đắn và sáng tạo làm nền tảng cho cách mạng Việt Nam.

Từ một người yêu nước, NAQ đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để GPDT, rồi trở thành người chiến sĩ CS kết hợp CN yêu nước với CNQTVS (1920); thành lập HVNCMTN (1925) và chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho cán bộ của hội, truyền bá CNMLN về trong nước dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức CS ở VN
NAQ cũng chính là người thống nhất ba tổ chức CS, thành lập ĐCSVN (3/2/1930), đồng thời là người đề ra đường lối cơ bản cho sự phát triển của CMVN.
Về mặt tư tưởng : Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn theo chủ nghĩa Mác – Lênin , Nguyễn Ái Quốc đã ra sức học tập , nghiên cứu để hoàn chỉnh lý luận cách mạng của mình . Những quan điểm tư tưởng đó được giới thiệu trong các tác phẩm , các bài báo của Người và được bí mật chuyển về nước , đến với quần chúng nhân dân ,có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển và chuyển biến theo xu hướng của cách mạng vô sản . Đây là cơ sở cho đường lối cách mạng vô sản được người trình bày trong cuốn Đường cách mệnh và Chính cương , sách lược vắn tắt của Đảng
Về mặc tổ chức : Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để đào tạo những người cách mạng Việt Nam trẻ tuổi , một số được gởi đi học ở Liên Xô còn phần lớn lên đường về nước , truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước và phong trào công nhân . Đây cũng là một tổ chức trong thời kỳ hoá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . Do đó , có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc là người chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.


Câu 2: Chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một yếu tố lịch sử? ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời?
- Đảng CSVN ra đời là một xu thế tất yếu:
+ trước 1930, PT yêu nước ở VN nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối CM. Tình hình đang đặt ra yêu cầu phải có đảng của GC tiên tiến nhất với đường lối đúng đắn để lãnh đạo CMVN.
+ Từ 1919-1929, thông qua hoạt động của NAQ đã chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. NAQ đã ra sức tuyên truyền CNMLN vào VN, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập HVNCMTN để thông qua tổ chức này truyền bá CNMLN vào VN.
+ Những năm 1928-1929, CNMLN được truyền bá sâu rộng vào VN, làm cho PTCN và PT yêu nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có Đảng của GCVS lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở VN lần lượt xuất hiện ba tổ chức CS. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức CS gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình CMVN, cần phải hợp nhất ba tổ chức CS thành một đảng duy nhất.
+ Trước tình hình đó, được sự uỷ nhiệm của QTCS, NAQ về Hương Cảng (TQ) chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức CS, thành lập ĐCSVN (3/2/1930). Hội nghị 3-2-1930 ở Hương Cảng đã kết thúc quá trình hoạt động tìm đường cứu nước, vận động thành lập Đảng của thành tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. NAQ không chỉ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để GPDT mà còn là người thành lập ĐCSVN , đề ra đường lối cơ bản để CMVN giành được thắng lợi
Hội nghị 3/2/1930 tại Hương Cảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập đảng . Chính cương vắn tắt , Sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

ĐCSVN ra đời 3/2/1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh DT và GC ở VN trong thời đại mới . Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa MLN với PTCN và PTYN VN trong những năm đầu thế kỷ XX
Việc thành Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong LS của GCCN và của CMVN , khẳng định GCVS nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM , chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong CMVN . Từ đây CMVN thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của GCCN mà đội tuyên phong là ĐCS
ĐCSVN ra đời là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của DTVN
b. Đối với thế giới
CMVN trở thành một bộ phận khăng khít của CMTG
- Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam kéo dài hàng mấy chục năm trời. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một chính đảng chân chính duy nhất lãnh đạo, chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi.
- Đảng ra đời đã đánh dấu cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới. Từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới đồng thời cách mạng Việt Nam cũng đóng góp phần mình cho cách mạng thế giới./.

Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của Nghị quyết 15 (01/1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về “tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà”
(Hoàn cảnh lịch sử:
nổi bật lên hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng Việt Nam hiện nay phải giải quyết:
1. Mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến, và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị ở miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam.
2. Mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc.
Đó là hai mâu thuẫn tính chất khác nhau, quan hệ biện chứng với nhau và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.
Nội dung:
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 nhận định rằng hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau, nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Hội nghị Trung ương đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Ý nghĩa:
Sự nghiệp đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà chẳng những phù hợp với lợi ích sống còn của nhân dân, dân tộc ta, mà còn phù hợp với lợi ích chung của phong trào hoà bình dân chủ thế giới.)
Câu 4: Nêu hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (được tổ chưc tại Hà Nội từ ngày 15 -18/12/1986).
(Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.
- Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Uỷ viên Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đại hội.
- Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư đọc Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đồng chí Võ Văn Kiệt - Uỷ viên Bộ Chính trị đọc Báo cáo về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1986-1990).
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.

Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới.

- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).

- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.

- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.

Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.

Báo cáo Chính trị chỉ rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng.

- Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.

- Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Quản lý hành chính – xã hội và hành chính kinh tế, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, phát hiện những mất cân đối và đề ra những biện pháp để khắc phục.

- Thực hiện quy chế làm việc khoa học có hiệu suất cao.

- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.

Nâng cao chất lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của công tác xây dựng Đảng.

Để lãnh đạo sự nghiệp đổi mới Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 uỷ viên chính thức và 49 uỷ viên dự khuyết.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.)
Câu 5: Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (trước đây gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội) tỉnh Mỹ Tho được thành lập vào năm nào và đóng ở đâu? Tên đồng chí được chọn làm Bí thư?
Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Mỹ Tho được thành lập vào cuối năm 1927, đóng ở Mỹ Tho, do đồng chí Trần Ngọc Giải làm Bí thư.

Câu 6: Đảng bộ Mỹ Tho được thành lập năm nào? Tên đồng chí được chỉ định làm Bí thư? Ý nghĩa của sự kiện Đảng bộ Tỉnh Mỹ Tho ra đời đối với tiến trình lịch sử ở địa phương?
Đảng bộ Mỹ Tho được thành lập cuối tháng 4/1930.
Đồng chí Nguyễn Thiệu được chỉ định làm Bí thư.
Ý nghĩa của sự kiện Đảng bộ Tỉnh Mỹ Tho ra đời:
Là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân tỉnh nhà
Từ đây nhân dân Tiền Giang có một đảng bộ duy nhất của giai cấp công nhân lãnh đạo theo đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Là nhân tố quyết định dẫn đến mọi thắng lợi của nhân dân Tiền Giang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 7: Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (14 - 18/10/1986)
Trả lời:
Nội dung cơ bản của Nghị quyết đại hội lần thứ IV:
Nội dung chính: Phải tạo ra một bước ổn định và phát triển nhanh hơn về kinh tế, xã hội; đồng thời đẩy mạnh công tác an ninh quốc phòng và làm nghĩa vụ quốc tế, đảm bảo an toàn cho sản xuất, đời sống và sẵn sàng chiến đấu. Riêng về kinh tế- xã hội- phương hướng chung là:
Thứ nhất: Cụ thể hóa và triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả 5 chương trình kinh tế- xã hội.
Thứ hai: Định hình cơ cấu hợp lý và ổn định trên từng tiểu vùng lãnh thổ, hình thành các cụm kinh tế- xã hội.
Thứ ba: Tạo ra tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý mới, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm, hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư: Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý mới, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm, hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp kinh tế với quốc phòng.
*Ý nghĩa của Nghị quyết đại hội:
Nghị quyết lần thứ IV của Đảng bộ Tiền Giang là xây dựng một hệ thống chính trị không ngừng được tăng cường, củng cố và kiện toàn để đáp ứng kịp thời những yêu cầu do tình hình mới đặt ra chuẩn bị cho quá trình thực hiện các Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,VI,VII,VIII, IX của Đảng, ra sức khắc phục khó khăn, tạo sự chuyển biến đáng kể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội để tiến hành công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Câu 8: Theo ông, bà, anh, chị trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”

- Tích cực tham gia cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn cố gắng nghiên cứu, sưu tầm về tư tưởng và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực hiện thật tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể nhằm điều chỉnh những thiếu sót để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Học tập theo tấm gương Bác Hồ về: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Luôn có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ tài sản công, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
- Sống lành mạnh, giản dị, không vụ lợi, vui vẻ hoà nhã với đồng chí và đồng nghiệp, góp ý chân tình để cùng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Cùng đoàn viên thanh niên Chi đoàn tập trung cao độ và quyết liệt hơn bao giờ hết trong việc phấn đấu vượt khó, an tâm tư tưởng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học tập, phát huy thực hành tiết kiệm, xây dựng lối sống chuyên cần, giải dị, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, hiệu quả.
- Tham gia tích cực vào công tác xây dựng Đảng.
https://thptvanchan.forum.st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Admin
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết