Thu Apr 21, 2011 5:20 pm
Trong một lần trò chuyện, trung tá Chín (một cán bộ xin được giấu nơi công tác) khẳng định: Mỗi một "ông trùm" ở khu vực cụ thể nào đó đều có bí quyết đặc thù rất khác nhau để "lùa" "thiếu gia" và ái nữ nhà giàu vào vòng xoáy tình - tiền - tù - tội...
Mục đích của những "chiến dịch" "lùa gà vào chuồng" là moi tiền, gây áp lực với cha mẹ "thiếu gia", ái nữ để mưu cầu lợi ích riêng bất chính".
Kế hoạch săn tìm
Theo Trần Tất Sơn còn có biệt danh Sơn "rô" (ở Vĩnh Phúc), người đã "rửa tay, gác kiếm" cái nghề "săn, chăn thiếu gia" thì: “Bất kể một "ông trùm" ở đất nào muốn tồn tại, xưng hùng, xưng bá cũng phải dựa vào 2 "kênh". Đó là "lấy số" - tức có những kế hoạch, ra tay tàn độc với những kẻ phản bội, đối nghịch. "Kênh" mềm là phải dựa vào các "thiếu gia", ái nữ con nhà giàu, con quan chức... để tìm hậu thuẫn và cửa lùi sau mỗi phi vụ làm ăn”
Sơn "rô" khẳng định: "Thiếu gia" và ái nữ con nhà giàu, nhất là con quan chức, con các nhà khoa học, người nổi tiếng mà ngoan ngoãn, giỏi giang, đúng mực trong cách cư xử và sinh hoạt hàng ngày thì các "ông trùm" cũng không dụ dỗ, giăng bẫy được.
Các "ông trùm" thường nhắm vào các "thiếu gia", ái nữ thích nổi loạn, thích chơi trội, học dốt nhưng lại thích thể hiện là giàu có, coi trời bằng vung....".
“Săn tìm những "thiếu gia", ái nữ "quậy" đơn giản thôi. Chỉ cần một nhóm 2-3 cô cậu choai choai cùng lứa rủ đi chơi những thú chơi mới, giúp chút tiền lúc đang kẹt vì sĩ diện với bạn, giới thiệu đến một cửa hàng đồ hiệu, dẫn đến một nơi có một số người "hâm mộ".
Rồi thì đi đường, đụng xe, cãi nhau, có người đến bảo vệ, đánh, mắng đám bạn khác để lấy "le". Hàng sáng đến chở đi học, tan giờ lại đón về, muốn đi đâu mua sắm cũng được đáp ứng, thậm chí còn gợi ý mua những loại đồ gì... về để bố mẹ biết, mắng càng tốt...” Sơn "rô" cho biết. "Tất cả đều được "ông trùm" sắp đặt trước.
Người của "ông trùm" là "diễn viên" chính, đóng tròn vai còn "thiếu gia", ái nữ là diễn viên phụ". Người của "ông trùm" sẽ được thưởng nếu phát hiện ra một "con gà" mới và nếu "chăn" được "con gà" đó thì sẽ được thưởng gấp đôi. Phần thưởng thì nhiều kiểu nhưng phần lớn là heroin để giữ chân con nghiện làm việc và trung thành với mình”, Sơn “rô” bật mí.
Chi" 50 - 100 triệu cho một lần "lùa"
"Ông trùm" Mạnh "bệu" (ở Bắc Ninh) cho rằng: "Chi phí để "tìm gà" khá đắt đỏ, y như đi buôn phải đầu tư vốn vậy. Khi "gà nhà" - tức bọn đàn em, giúp việc (PV) tìm được "gà lạ" thì chỉ cần một cú điện thoại là có thể xác minh được thân thế, gia đình, độ giàu có của "nhà gà".
Nếu nhà đó có tổng tài sản khoảng 50 - 100 tỷ đồng trở lên, hiện vẫn đang buôn bán hoặc là công chức có nhiều tài lộc - con cỡ giám đốc sở trở lên đặc biệt là những ngành thường có nhiều “lộc lá” thì còn gì bằng".
"Thất bại thì sao?". Mạnh "bệu" trả lời: "Cũng như đi buôn, có lãi có lỗ. Nhưng "vụ" này bù trừ "vụ" khác, mềm thì nắn mà "rắn" thì lấy... lại gốc, không thể lỗ được. Bởi đặc trưng của quan chức, nhà giàu là sĩ diện, sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín...
Nếu không trả, chỉ cần cho mấy đứa tóc xanh, tóc đỏ cứ lượn lờ ở cổng nhà, đi cùng con họ như hình với bóng là ngại, chi tiền cứu vớt danh dự ngay". Mạnh "bệu" lý giải: "Nhà giàu, quan chức họ nói rằng thương con nhưng thực chất là họ sợ mang tiếng, bịt đi để đỡ ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của họ trên đà thăng tiến chứ thương con chỉ là một lẽ".
Mạnh "bệu" kể một danh sách dài những "thiếu gia", ái nữ đã từng là bạn thân của đám lâu la đàn em dưới trướng của Mạnh. Theo Mạnh, một số "thiếu gia", ái nữ đó đã ra nước ngoài du học. Có đứa, khi về nhớ bạn bè, vẫn "quậy" như thường mà còn "quậy" những trò khủng hơn vì nó học thêm được những quái chiêu ở nước ngoài đem về.
Theo Sơn "rô", chi phí cho một cuộc săn tìm "gà lạ" không có giá cụ thể nhưng trung bình không dưới 50 - 100 triệu đồng. Số tiền này, khi "gà" đã vào chuồng thì "ông trùm" thu hồi vốn nhanh vô cùng mà còn một vốn vài chục lần lời, có thể còn lời liên tục nếu "gà" đó mê cờ bạc, thích thử tý cảm giác lạ như ma tuý.
Gặp "nạn" khi lùa "thiếu gia"
Mạnh "bệu" tiết lộ kinh nghiệm xương máu của một "ông trùm" ở Hải Dương: "Tưởng ngon ăn, thằng Thắng "kích" mon men đến "thiếu gia" con quan cấp tỉnh. Thằng bé đó chăm học, ngoan, đeo kính cận... Mỗi hôm thấy biểu hiện lạ là "thiếu gia" báo với mẹ.
Gia đình này sống trong nền giáo dục cầu kỳ từ mẹ đến con. Ông bố sợ ảnh hưởng đến con, âm thầm thuê thám tử nguyên là công an vừa nghỉ hưu... Ông bố, bà mẹ và thám tử lên kế hoạch cho "thiếu gia" đưa đám lâu la của Thắng vào tròng. Ngày ấy, Thắng "kích" tích cóp được bao nhiêu thì phải "ra" hết để chi phí thì mới được yên thân. Thế mới có câu "vay thì phải trả" khi sự việc đổ bể”.
Vậy, kinh nghiệm "lùa thiếu gia", ái nữ được đúc kết như thế nào? Chẳng có kinh nghiệm gì hết - Mạnh "bệu", Sơn "rô" khẳng định. Muốn làm được "việc lớn" phải có "cái đầu" chứ không thể nhìn thấy mỡ nổi mà tưởng dễ vớt. Mạnh "bệu" cho biết: "Chỉ nên "lùa thiếu gia", ái nữ thích chơi bời, thích thời trang, thích ăn diện, học trung bình hoặc kém. "Thiếu gia", ái nữ học giỏi thật sự, chúng không có thời gian dành cho những trò chơi vô bổ là điện tử, là thời trang hay đi shopping mua sắm hàng hiệu đâu"- Sơn "rô" khẳng định.
theo vietnamnet
Mục đích của những "chiến dịch" "lùa gà vào chuồng" là moi tiền, gây áp lực với cha mẹ "thiếu gia", ái nữ để mưu cầu lợi ích riêng bất chính".
Kế hoạch săn tìm
Theo Trần Tất Sơn còn có biệt danh Sơn "rô" (ở Vĩnh Phúc), người đã "rửa tay, gác kiếm" cái nghề "săn, chăn thiếu gia" thì: “Bất kể một "ông trùm" ở đất nào muốn tồn tại, xưng hùng, xưng bá cũng phải dựa vào 2 "kênh". Đó là "lấy số" - tức có những kế hoạch, ra tay tàn độc với những kẻ phản bội, đối nghịch. "Kênh" mềm là phải dựa vào các "thiếu gia", ái nữ con nhà giàu, con quan chức... để tìm hậu thuẫn và cửa lùi sau mỗi phi vụ làm ăn”
Sơn "rô" khẳng định: "Thiếu gia" và ái nữ con nhà giàu, nhất là con quan chức, con các nhà khoa học, người nổi tiếng mà ngoan ngoãn, giỏi giang, đúng mực trong cách cư xử và sinh hoạt hàng ngày thì các "ông trùm" cũng không dụ dỗ, giăng bẫy được.
Các "ông trùm" thường nhắm vào các "thiếu gia", ái nữ thích nổi loạn, thích chơi trội, học dốt nhưng lại thích thể hiện là giàu có, coi trời bằng vung....".
“Săn tìm những "thiếu gia", ái nữ "quậy" đơn giản thôi. Chỉ cần một nhóm 2-3 cô cậu choai choai cùng lứa rủ đi chơi những thú chơi mới, giúp chút tiền lúc đang kẹt vì sĩ diện với bạn, giới thiệu đến một cửa hàng đồ hiệu, dẫn đến một nơi có một số người "hâm mộ".
Rồi thì đi đường, đụng xe, cãi nhau, có người đến bảo vệ, đánh, mắng đám bạn khác để lấy "le". Hàng sáng đến chở đi học, tan giờ lại đón về, muốn đi đâu mua sắm cũng được đáp ứng, thậm chí còn gợi ý mua những loại đồ gì... về để bố mẹ biết, mắng càng tốt...” Sơn "rô" cho biết. "Tất cả đều được "ông trùm" sắp đặt trước.
Người của "ông trùm" là "diễn viên" chính, đóng tròn vai còn "thiếu gia", ái nữ là diễn viên phụ". Người của "ông trùm" sẽ được thưởng nếu phát hiện ra một "con gà" mới và nếu "chăn" được "con gà" đó thì sẽ được thưởng gấp đôi. Phần thưởng thì nhiều kiểu nhưng phần lớn là heroin để giữ chân con nghiện làm việc và trung thành với mình”, Sơn “rô” bật mí.
Chi" 50 - 100 triệu cho một lần "lùa"
"Ông trùm" Mạnh "bệu" (ở Bắc Ninh) cho rằng: "Chi phí để "tìm gà" khá đắt đỏ, y như đi buôn phải đầu tư vốn vậy. Khi "gà nhà" - tức bọn đàn em, giúp việc (PV) tìm được "gà lạ" thì chỉ cần một cú điện thoại là có thể xác minh được thân thế, gia đình, độ giàu có của "nhà gà".
Nếu nhà đó có tổng tài sản khoảng 50 - 100 tỷ đồng trở lên, hiện vẫn đang buôn bán hoặc là công chức có nhiều tài lộc - con cỡ giám đốc sở trở lên đặc biệt là những ngành thường có nhiều “lộc lá” thì còn gì bằng".
"Thất bại thì sao?". Mạnh "bệu" trả lời: "Cũng như đi buôn, có lãi có lỗ. Nhưng "vụ" này bù trừ "vụ" khác, mềm thì nắn mà "rắn" thì lấy... lại gốc, không thể lỗ được. Bởi đặc trưng của quan chức, nhà giàu là sĩ diện, sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín...
Nếu không trả, chỉ cần cho mấy đứa tóc xanh, tóc đỏ cứ lượn lờ ở cổng nhà, đi cùng con họ như hình với bóng là ngại, chi tiền cứu vớt danh dự ngay". Mạnh "bệu" lý giải: "Nhà giàu, quan chức họ nói rằng thương con nhưng thực chất là họ sợ mang tiếng, bịt đi để đỡ ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của họ trên đà thăng tiến chứ thương con chỉ là một lẽ".
Mạnh "bệu" kể một danh sách dài những "thiếu gia", ái nữ đã từng là bạn thân của đám lâu la đàn em dưới trướng của Mạnh. Theo Mạnh, một số "thiếu gia", ái nữ đó đã ra nước ngoài du học. Có đứa, khi về nhớ bạn bè, vẫn "quậy" như thường mà còn "quậy" những trò khủng hơn vì nó học thêm được những quái chiêu ở nước ngoài đem về.
Theo Sơn "rô", chi phí cho một cuộc săn tìm "gà lạ" không có giá cụ thể nhưng trung bình không dưới 50 - 100 triệu đồng. Số tiền này, khi "gà" đã vào chuồng thì "ông trùm" thu hồi vốn nhanh vô cùng mà còn một vốn vài chục lần lời, có thể còn lời liên tục nếu "gà" đó mê cờ bạc, thích thử tý cảm giác lạ như ma tuý.
Gặp "nạn" khi lùa "thiếu gia"
Mạnh "bệu" tiết lộ kinh nghiệm xương máu của một "ông trùm" ở Hải Dương: "Tưởng ngon ăn, thằng Thắng "kích" mon men đến "thiếu gia" con quan cấp tỉnh. Thằng bé đó chăm học, ngoan, đeo kính cận... Mỗi hôm thấy biểu hiện lạ là "thiếu gia" báo với mẹ.
Gia đình này sống trong nền giáo dục cầu kỳ từ mẹ đến con. Ông bố sợ ảnh hưởng đến con, âm thầm thuê thám tử nguyên là công an vừa nghỉ hưu... Ông bố, bà mẹ và thám tử lên kế hoạch cho "thiếu gia" đưa đám lâu la của Thắng vào tròng. Ngày ấy, Thắng "kích" tích cóp được bao nhiêu thì phải "ra" hết để chi phí thì mới được yên thân. Thế mới có câu "vay thì phải trả" khi sự việc đổ bể”.
Vậy, kinh nghiệm "lùa thiếu gia", ái nữ được đúc kết như thế nào? Chẳng có kinh nghiệm gì hết - Mạnh "bệu", Sơn "rô" khẳng định. Muốn làm được "việc lớn" phải có "cái đầu" chứ không thể nhìn thấy mỡ nổi mà tưởng dễ vớt. Mạnh "bệu" cho biết: "Chỉ nên "lùa thiếu gia", ái nữ thích chơi bời, thích thời trang, thích ăn diện, học trung bình hoặc kém. "Thiếu gia", ái nữ học giỏi thật sự, chúng không có thời gian dành cho những trò chơi vô bổ là điện tử, là thời trang hay đi shopping mua sắm hàng hiệu đâu"- Sơn "rô" khẳng định.
Đừng để trẻ cô đơn trong chính gia đình của mình
"Người ta nói con nhà giàu gặp nhiều cám dỗ hơn trong đời sống hiện tại không sai nhưng cũng chưa hẳn đúng. Cơ hội để mọi người biết đến và biết nhiều đối với con nhà giàu là nhiều hơn nhưng nếu được giáo dục tốt, thì đó là thế mạnh để con nhà giàu vươn tới những đỉnh cao trong học tập, sự nghiệp và có một cuộc sống tốt hơn. Ngược lại thì độ sa ngã của con nhà giàu cũng tăng gấp bội so với bạn cùng trang lứa.
Đây là hiện tượng rất bình thường trong một xã hội phát triển. Cha mẹ nhà giàu cần nhìn nhận nó như một nguy cơ để hoá giải chứ đừng nghĩ rằng, kiếm được thật nhiều tiền để cho con, không quan tâm gì đến chúng. Sự lạc lõng trong chính gia đình mình làm cho con trẻ có nhu cầu tìm kiếm chỗ dựa tinh thần khác để tâm sự, để bớt cô đơn, để nghĩ ra những trò chơi lành mạnh thì ít mà quái đản thì nhiều. Kết cục là bị cám dỗ, hư hỏng...”.
(Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình - Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
theo vietnamnet