Change background image
Forum Trường THPT Văn Chấn - Yên Bái


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Sun Jun 06, 2010 9:45 pm
avatar
avatar

Admin  Diễn Đàn Vc2S

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
I. Lí do chọn đề tài
Vẽ biểu đồ là một trong những kĩ năng quan trọng trong môn địa lý, thể hiện rõ nhất đặc trưng của bộ môn này. Trong các bài kiểm tra học kì, cuối cấp ở trường PT và đặc biệt là qua các kì tuyển sinh ĐH – CĐ, yêu cầu mới của Bộ GD-Đt là đặc biệt chú trọng đến phần kĩ năng địa lý mà chủ yếu là kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Thang điểm cho phần kĩ năng thường chiếm tỉ lệ khá cao ( khoảng 30 – 35% tổng số điểm bài thi ). Tuy nhiên trên thực tế, để đạt được điểm tối đa của câu hỏi phần kĩ năng này lại rất khó.
Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay chúng ta chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách vẽ biểu đồ cho HS. Mặt khác, nhiều lúc học sinh cũng gặp phải trường hợp lưỡng lự khi chọn loại biểu đồ thích hợp để vẽ.
Muốn khắc phục tình trạng trên người GV dạy Địa lý cũng như HS khi học bộ môn này cần phải hiểu và nắm vững những yêu cầu cơ bản về cách nhận dạng các loại biểu đồ, cách thể hiện biểu đồ, cách nhận xét và giải thích dựa trên biểu đồ đã vẽ.
Dựa vào những kiến thức đã học từ trường sư phạm, tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp nơi tôi công tác cùng một số tài liệu liên quan, tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học Địa lý. Trong chuyên đề của mình tôi muốn trình bày về cách nhận dạng và cách vẽ một số loại biểu đồ thường gặp trong bộ môn Địa lý.
Với lượng kinh nghiệm ít ỏi của bản thân chắc chắn chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong tổ Sử-Địa- CD nói chung và nhóm Địa nói riêng.
II. Nhận dạng và cách thể hiện một số loại biểu đồ
1. Hệ thống các biểu đồ Địa lý thường gặp
Biểu đồ thực chất là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả: động thái phát triển của một hiện tượng Địa lý; thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đố; so sánh sự tương quan về độ lớn của các đại lượng; thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể ( hoặc nhiều tổng thể ) có cùng một đại lượng; thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm;…
Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy rằng sự phong phú của các loại biểu đồ Địa lý nhưng chúng ta có thể tóm tắt thành một số dạng biểu đồ cơ bản sau:
Có thể tạm chia làm 7 loại biểu đồ, gồm 20 dạng khác nhau, chia làm 2 nhóm hệ thống các loại biểu đồ tuỳ thuộc vào yêu cầu thể hiện
Nhóm 1. Hệ thống các loại biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển của các đối tượng Địa lý

Loại biểu đồ

Yêu cầu thể hiện
Các dạng biểu đồ chủ yếu

Biểu đồ đường biểu diễn
Thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian

1) Biểu đồ một đường biểu diễn
2) Biểu đồ nhiều đường biểu diễn
3) Biểu đồ đường chỉ số phát triển


Biểu đồ hình cột
Thể hiện quy mô khối lượng của một đại lượng. So sánh về độ lớn giữa các đại lượng

1) Biểu đồ cột đơn
2) Biểu đồ cột nhóm
3) Biểu đồ thanh ngang

Biểu đồ kết hợp
Thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng
Biểu đồ cột và đường ( có 2 đại lượng khác nhau ), hoặc 3 đại lưọng nhưng có 2 đại lượng cùng đơn vị tính



Nhóm 2: Hệ thống các biểu đồ cơ cấu

Loại biểu đồ
Yêu cầu chủ yếu
Các dạng biểu đồ chủ yếu

Biểu đồ tròn
Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, quy mô của đối tượng cần trình bày

1) Một hình tròn
2) Nhiều hình tròn ( bán kính bàng nhau hoặc khác nhau )
3) Biểu đồ cặp hai nửa hình tròn
4) Biểu đồ hình vành khăn


Biểu đồ cột chồng
Thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể

1) Biểu đồ một cột chồng
2) Biểu đồ nhiều cột chồng

Biểu đồ miền
Thể hiện đồng thời cả hai mặt: cơ cấu & động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm
1) Biểu đồ chồng nối tiếp
2) Biểu đồ chồng từ gốc toạ độ


2. Kĩ năng thể hiện các dạng biểu đồ
a. Yêu cầu chung
Để
https://thptvanchan.forum.st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Admin
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết